Bạn biết gì về trình tự và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh?

Kinh doanh luôn không thể thiếu giấy phép đăng ký. Nó là thủ tục, là pháp lý để chiếm được lòng tin của khách hàng, đối tác. Cũng như có được sự đảm bảo của nhà nước. Ngoài đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh là loại hình phổ biến. Vậy trình tự và thủ tục đăng ký ra sao? Cùng luật 247 khám phá tường tận ngay dưới đây.

Không đăng ký hộ kinh doanh liệu có bị xử phạt?

Việc  đăng ký hộ kinh doanh là một thủ tục bắt buộc. Bởi việc đăng ký chính là tư cách hợp pháp khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Nếu không đăng ký kinh doanh, hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt khá nặng. Cụ thể theo điều 6 hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh như sau:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng với những hành vi kinh doanh không đúng địa điểm. Những địa điểm hoặc trụ sở kinh doanh đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký.
  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng với hành vi hoạt động kinh doanh. Dưới hình thức hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đúng với quy định.
  • Phạt tiền lên gấp 2 lần với hành vi vi phạm quy định ở Khoản 1 đến Khoản 4. Trong trường hợp kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện.

Như vậy, để kinh doanh không gặp trở ngại. Bạn cần đăng ký hộ kinh doanh ngay từ khi mới khởi nghiệp nhé.

Trình tự và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh ra sao?

Đăng ký hộ kinh doanh không quá phức tạp.  Chỉ cần theo trình tự và thủ tục đăng ký như sau:

Bước 1: Gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Đối tượng là các cá nhân hay nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình. Gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan cấp huyện. Nơi đặt địa điểm mà mình kinh doanh để yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh. Nội dung đơn đăng ký bao gồm:

  • Tên của hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, địa chỉ cụ thể, rõ ràng
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Vốn kinh doanh dự kiến
  • Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, địa chỉ cư trú
  • Chữ ký cá nhân thành lập hộ kinh doanh nếu là hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập nên
  • Chữ ký cá nhân nếu là hộ kinh doanh do hộ gia  đình thành lập nên
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân của những cá nhân tham gia. Hoặc người đại diện cho hộ gia đình, biên bản họp nhóm cá nhân. Đối với trường hợp hộ kinh doanh này do nhóm cá nhân đứng ra thành lập.
  • Chứng chỉ hành nghề đối với những ngành, nghề. Kèm theo những giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này. Có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hay đại diện hộ gia đình.
  • Có vốn pháp định đi kèm theo các giấy tờ đã quy định tại khoản 1 Điều này. Phải có bản sao hợp lệ của văn bản xác nhận vốn pháp định từ các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Các cơ quan đăng ký hộ kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Thụ lý hồ sơ và trao giấy biên nhận. Cấp chứng nhận đặng hộ kinh doanh trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép kinh doanh. Hộ kinh doanh cần hội tụ được các điều kiện như:

  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm
  • Tên của hộ dự định đăng ký kinh doanh phải phù hợp với điều 56 Nghị định này
  • Phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định
  • Với những hồ sơ không hợp lệ, hết thời hạn làm việc 5 ngày. Cơ quan đăng ký sẽ thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.

Bước 3: Khiếu nại 

Sau 5 ngày làm việc, nếu hộ kinh doanh không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cũng không nhận được thông báo về yêu cầu, sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định.

Như vậy, luat247.vn đã chia sẻ tường tận về trình tự và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ 24/7 để được giải đáp tốt nhất.

THÀNH CÔNG